PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ

PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ luatlapphuong.vn 02/06/2024

PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ

PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ

1. Chia thừa kế theo di chúc

Về nguyên tắc, khi một cá nhân có di chúc hợp lệ qua đời, di sản của cá nhân này sẽ được chia theo như ý nguyện của họ tại di chúc.

Thừa kế theo di chúc

1.1. Công bố di chúc

Trong trường hợp di chúc có chỉ định người công bố thì người đó có trách nhiệm công bố di chúc. Nếu di chúc không chỉ định hoặc chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối thì những người thừa kế còn lại thoả thuận người công bố di chúc.

1.2. Thoả thuận phân chia di sản và khai nhận thừa kế

Trường hợp di chúc nêu rõ để lại di sản là hiện vật cho người thừa kế thì người này sẽ được hưởng di sản là hiện vật đó đổng thời cũng sẽ được hưởng các hoa lợi, lợi tức của di sản. Trường hợp di chúc không chia di sản theo từng hiện vật mà chia theo tỷ lệ trên tổng giá trị di sản thì tỷ lệ này sẽ được tính trên giá trị khối di sản hiện còn tại thời điểm tiến hành phân chia di sản. Nếu trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì những người thừa kế có thể tự thỏa thuận việc phân chia di sản và có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân đó. Ngoài ra, nếu những người thừa kế không lập thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì các đồng thừa kế vẫn có quyền làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo như nội dung trong di chúc tại Văn phòng công chứng.

Cần lưu ý là việc chia di chúc sẽ không phải hoàn toàn dựa trên nội dung di chúc trong mọi trường hợp. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, những cá nhân sau sẽ được hưởng di chúc không phụ thuộc vào nội dung di chúc, gồm: con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng của người chết. Như vậy, những người này sẽ đương nhiên được hưởng di sản thừa kế cho dù di chúc không chia thừa kế cho họ và mức di sản tối thiểu mà họ được hưởng sẽ bằng hai phẩn ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.

2. Chia thừa kế theo pháp luật

Trong thực tế, có nhiều người qua đời nhưng không để lại di chúc hoặc có lập di chúc nhưng di chúc không hợp pháp, hoặc vì những lý do khác nhau khác nữa mà một phẩn hoặc toàn bộ tài sản của người chết không thể chia theo di chúc được. Khi đó di sản của người chết sẽ được phân chia theo quy định pháp luật.

1.1. Cách thức chia di sản theo pháp luật

Việc chia thừa kế theo pháp luật sẽ được thực hiện theo hàng thừa kế. Cụ thể:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gổm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.


1.2. Thoả thuận phân chia di sản và khai nhận thừa kế

Về cơ bản, các bước này cũng tương tự như trường hợp phân chia di sản khi thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên trong trường hợp có người được hưởng thừa kế không tham gia thỏa thuận thì những người dự họp không được thỏa thuận phân chia về phần tài sản thừa kế của người không tham gia thỏa thuận này. Các đồng thừa kế sau khi thỏa thuận phân chia di sản có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận trên.

Trong trường hợp chỉ có một người thừa kế hoặc các đồng thừa kế không lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản, căn cứ theo Điều 58 Luật Công chứng 2014 người hưởng thừa kế có thể ra văn phòng công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật. Nếu những người thừa kế không thể thỏa thuận để tiến hành phân chia di sản thì những người thừa kế trên đều có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật.